Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Campuchia có cần một chính khách như Sam Rainsy?
Sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa V tại Campuchia, cảm giác về sự bất ổn an ninh tại thủ đô Campuchia ngày càng rõ hơn với hình ảnh của xe tăng, quân lính và hàng rào dây thép gai được triển khai tại những trục đường chính. Cảm giác này xuất hiện kể từ khi Sam Rainsy kêu gọi biểu tình để phản đối kết quả bầu cử và bầu không khí này càng nặng nề hơn khi Quốc hội Campuchia khóa V bước vào phiên họp đầu tiên.

 


Nhiều nhà nghiên cứu chính trị Campuchia cùng quan điểm rằng đảng CNRP đã giành được số ghế ngoài sự mong đợi (55/123) mà có lẽ khó có thể đạt được một lần nữa. Tưởng rằng với những hứa hẹn mang tính chiều lòng cử tri của Sam Rainsy, đảng CNRP sẽ nhanh chóng hợp tác với đảng CPP để đưa đất nước Campuchia bước vào giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, Sam Rainsy đã làm tan vỡ mọi hy vọng dù là nhỏ nhất, ông ta không chấp nhận được sự thất bại!

 

Sam Rainsy coi cuộc bầu cử Quốc hội khóa V là “cơ hội vàng” hòng chiếm quyền lãnh đạo, thúc ép người ủng hộ chuẩn bị cho các cuộc biểu tình nhằm thực hiện cái gọi là “Mùa xuân Campuchia” và luôn biểu thị quyết tâm tổ chức bạo loạn ở Campuchia khi điều kiện chín muồi. Rút cuộc, Sam Rainsy và đảng của ông ta cũng làm được điều mà mình đã hứa, họ tổ chức tuần hành biểu tình để gây phức tạp, làm bất ổn tình hình chính trị ở Campuchia.

 

Cử tri của Sam Rainsy chắc hẳn đang dằn vặt với quyết định ủng hộ ông ta. Họ háo hức trước thông điệp “thay đổi” của Sam Rainsy nhưng có lẽ họ không để ý rằng, chính con người này trong quá khứ đã từng cổ súy không mệt mỏi cho chế độ Khmer Đỏ. Trong thời gian học tập và sống tại Pháp những năm 70 của thế kỷ trước, Sam Rainsy cùng vợ là Tioulong Saumura đã phát hành tờ “Tiếng nói Campuchia tự do”, một ấn phẩm cổ vũ cho những hành động tàn bạo của Khmer Đỏ. Phải chăng những thông điệp mị dân kia cũng là một cách thức ồn ào để ông ta khỏa lấp những vết đen chính trị của mình.

 

Bỏ lại những lời hứa hẹn với cử tri cũng như bỏ ngoài tai lời kêu gọi hòa giải của Quốc vương Sihamoni, Sam Rainsy vẫn giữ thái độ quyết tâm buộc phe CPP phải xuống thang xem xét lại kết quả bầu cử mà ông ta cho là “thiếu công bằng”. Sam Rainsy và đảng CNRP đã lợi dụng sự nhẹ dạ của những người ủng hộ ông ta để biểu tình và tẩy chay Quốc hội nhằm đưa đến mặc cả chính trị, giúp đảng CNRP đạt đến vị trí cần thiết trong chính giới Campuchia, dẫn đến sự dịch chuyển cán cân quyền lực. Đây là mục tiêu mà Sam Rainsy đang tích cực tranh thủ, trông ngóng vận động các thế lực bên ngoài can thiệp để “nắm quyền” bằng mọi giá.

 

Những người biết rõ về nguồn gốc xuất thân của Sam Rainsy và chứng kiến một cách có hệ thống những gì ông ta làm đều có chung cảm giác lo ngại rằng dường như Sam Rainsy đang quyết tâm trả thù cho người cha đã phạm tội phản bội Tổ quốc thời Quốc vương Norodom Sihanouk. Chẳng vậy mà, khi Ủy ban bầu cử quốc gia yêu cầu cả hai đảng CPP và CNRP bước vào đàm phán để giải quyết các cáo buộc theo đúng con đường hợp Hiến thì Sam Rainsy từ chối và nhất mực đe dọa tổ chức biểu tình trên toàn quốc phản đối kết quả bầu cử. Ông ta cứ khăng khăng đòi Liên Hợp Quốc cử đoàn kiểm tra đến Campuchia để điều tra các hành vi gian lận trong cuộc bầu cử, trong khi chính ông ta không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ. Rõ ràng, Sam Rainsy không có sự nhạy cảm về chính trị với cái đầu lạnh. Còn các hoạt động của ông ta chỉ phản ánh bản chất của một kẻ gây rối, luôn đặt lợi ích và danh vọng cá nhân lên trên lợi ích quốc gia.

 

Nhìn lại con đường chính trị của Sam Rainsy với ba lần vướng vào vòng lao lý, cách hành xử bất chấp đạo lý, bất chấp đúng sai và đặc biệt không có sự tin cậy, liệu Sam Rainsy có thể là một chính khách góp phần đem lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho Campuchia?

 

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Lòng tin chiến lược cho phát triển (26-09-2013)
    Damascus điểm chưa dừng của Bạch Cung (13-09-2013)
    Chuyến thăm lịch sử (27-07-2013)
    Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp (12-07-2013)
    Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc (02-06-2013)
    Bình Nhưỡng trước nguy cơ và đối lực của Hoa Kỳ (12-05-2013)
    Đục-trong mẹ hát cháy lòng! (17-04-2013)
    Ai nắn gân ai: Trung Quốc hay Nhật Bản? (11-04-2013)
    Liên Minh Phòng Thủ Á Châu (25-02-2013)
    Châu Á Trước Tác Động Của Bắc Kinh (25-01-2013)
    Chặn đường thứ hai của Tổng thống Obama (13-12-2012)
    Những ma sát trong đề cương kinh tế vĩ mô & tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (12-11-2012)
    Văn Hóa Biểu Tình (12-10-2012)
    Điểm tương đồng và khác biệt giữa Barack Obama & Mitt Romney tại Á Châu (21-09-2012)
    Cân Bằng Lực Lượng Thái Bình Dương của Ngũ Giác Đài (11-08-2012)
    Lá thư Chủ Nhiệm (11-07-2012)
    Nổ Lực Tiến Đến Công Ước Liên Hiệp Quốc (14-06-2012)
    Tuổi trẻ hải ngoại trước trào lưu và thời đại. (11-05-2012)
    Vịnh Cam Ranh: Thử Thách Và Cơ Hội (15-04-2012)
    Động Cơ Và Xúc Tác Của Con Người Do Thái (07-03-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152738713.